NHÃN MÁC MADE IN CÓ THỰC SỰ CẦN THIẾT

Chắc hẳn, khi bạn bỏ một số tiền để sở hữu cho mình một món đồ hàng hiệu thì ắt hẳn sẽ quan tâm đến nhãn “Made in…” để nhận biết được nguồn gốc của sản phẩm. Thế nhưng, trong thời đại kinh tế thị trường, một khi những thương hiệu nổi tiếng như Michael Kors, Coach, Kate Spade….đã chuyển dần sang các nhà máy gia công tại Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia… hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì nhãn mác “MADE IN…” có thực sự còn quan trọng?

1. Tuyên ngôn về chất lượng

Từ trước đến nay, việc ghi rõ xuất xứ sản phẩm được xem như tuyên ngôn, như biểu tượng khẳng định về chất lượng.

Phần lớn khách hàng luôn muốn những món đồ mình mang phải có xuất xứ từ những kinh đô thời trang danh tiếng. Đó phải là những chiếc đồng hồ từ Thụy Sỹ, nước hoa và mỹ phẩm của Pháp, túi xách và giày phải mang nhãn “Made in Italy”, còn xe thì phải là xe có xuất xứ từ Đức.

Không phải tự nhiên mà họ lại có những yêu cầu như vậy mà bởi vì họ tin vào danh tiếng, đẳng cấp, tay nghề của những người thợ thủ công bậc thầy tại những đất nước đó cũng như những sản phẩm có chất lượng hàng đầu.Tuy nhiên, ngày nay, nhãn mác “Made in” còn là cách thể hiện cho các quy tắc, chi phí nhân công, tiêu chuẩn an toàn và dây chuyền sản xuất ra từng sản phẩm…Chẳng hạn như, các thương hiệu lựa chọn sản xuất tại các nước khác nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời có thể giảm giá thành sản phẩm, kích thích gia tăng canh tranh sức tiêu thu sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của thương hiệu đó.

2. Mỗi thương hiệu một lựa chọn

Thực tế cho thấy, phần lớn các thương hiệu lựa chọn công bố nơi xuất xứ sản phẩm hay không sẽ phụ thuộc vào định vị thương hiệu, lịch sử hình thành của họ hoặc tính minh bạch khi sản xuất sản phẩm. Chẳng hạn như:

Nhóm 1: Các thương hiệu công bố cụ thể rõ ràng xuất xứ trên từng sản phẩm và tuyên bố hầu hết mọi sản phẩm của họ được sản xuất ngay tại những kinh đô thời trang lâu đời. Nhóm này bao gồm các thương hiệu cao cấp như Bottega Veneta, Balenciaga, Fendi và Tod’s, Brunello Cucinelli, Saint Laurent.. → Nhằm khẳng định thương hiệu.

Nhóm 2:  Những thương hiệu công bố “Made in” trên từng sản phẩm của mình, một số sản phẩm cao cấp được sản xuất tại những kinh đô thời trang hàng đầu, một số dòng sản phẩm khác sẽ được sản xuất tại nước khác có thế mạnh về tay nghề, chi phí…Ví dụ như: Michael Kors, Clavin Klein…→ Lựa chọn cung cấp sự minh bạch trong từng sản phẩm.

Nhóm 3: Một số thương hiệu khác lại chọn giải pháp công bố rất ít hoặc không công bố xuất xứ sản phẩm cho dù có cho biết một số sản phẩm được sản xuất tại chính nước gắn với lịch sử thương hiệuHọ quan tâm trên hết là chất lượng sản phẩm (từ chất liệu, quá trình sản xuất hay tay nghề điêu luyện của người thợ thủ công…) có thể chinh phục được mọi nhu cầu của khách hàng mà không cần sự bảo trợ từ nhãn mác “Made in”.

3. Hãy trở thành những khách hàng khôn ngoan

Để có thể trở thành được những khách hàng khôn ngoan, điều bạn cần là cảm nhận được giá trị của thương hiệu và sản phẩm bằng nhiều cách như cảm nhận qua chất liệu, thiết kế, đường nét...và hiểu biết về thương hiệu; không nên để mình trở nên võ đoán chỉ bởi một dòng nhãn mác “Made in…” ngắn ngủi.

Khi mà công nghệ ngày càng hiện đại, thị trường ngày một phát triển, sức canh tranh của các thương hiệu gia tăng, nếu bạn mua một đôi giày hay một chiếc túi tại các kinh đô thời trang như Mỹ, Italy, Pháp…với Made in Vietnam hay Made in ở các nước khác thì đó cũng không phải là điều quá bất ngờ.

Chất lượng, đẳng cấp của một đôi giày hay một chiếc túi xách hàng hiệu nằm ở chất liệu, quy trình sản xuất, sự công phu, tỉ mỉ và nhiệt huyết của những người thợ thủ công lành nghề, những câu chuyện đằng sau lịch sử thương hiệu… chứ không đơn giản là những bằng chứng mơ hồ từ nhãn mác “Made in…”

Cũng chính vì lẽ đó, sự hiểu biết của người mua mới chính là tiêu chuẩn quan trọng đưa đến quyết định mua sắm được những sản phẩm thời trang cao cấp và chất lượng.

 

Shopee Chat Facebook