Trong 3 tháng đầu đời, khi hệ tiêu hóa và quá trình mút của con chưa thực sự hoàn thiện, trẻ sẽ dễ bị đầy hơi bởi các nguyên nhân chính sau:

  • Khi trẻ khóc, miệng con há ra và nuốt cả một lượng khí vào trong người.
  • Bé bú mút sữa mẹ hoặc sữa bình quá nhanh khiến cho khí và sữa cùng đi vào trong dạ dày của bé.
  • Tư thế mẹ cho bú bú chưa đúng cách (đặc biệt là bú bình) cũng dễ khiến con nuốt phải nhiều khí.

Vo o hoi cho tre so sinh – Buoc quan trong giup be khong non tro

Do đó, sẽ không có gì lạ nếu những tháng đầu tiên mẹ thường xuyên thấy bé có biểu hiện bé ọc sữa rất nhiều như vòi nước chảy, trớ vọt ra toàn bộ sữa đã ăn trước đó làm chúng ta rất hoảng hốt hoặc biểu hiện nhẹ hơn chỉ trớ lên tới cổ xong bé tự nuốt xuống hoặc chỉ trớ một chút ra khóe miệng. Nhiều mẹ khi thấy con hay nôn trớ, ọc sữa sau khi ăn thì lại cho con đi khám vì tưởng rằng hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề. Tuy nhiên, không thuốc nào có thể giải quyết được điều này nếu mẹ không biết căn nguyên là do con bị đầy hơi.

Vo o hoi cho tre so sinh – Buoc quan trong giup be khong non tro

Chính vì thế, vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh giữa và sau mỗi bữa ăn là điều mà mẹ cần tìm hiểu và thực hành. Bước vỗ ợ hơi sẽ giúp trẻ:

  • Tống được các khí bị kẹt lại trong cơ thể con ra ngoài.
  • Trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu là bú bình, con sẽ tiếp tục ăn và bú được nhiều hơn.
  • Phòng tránh cho con bị ọc sữa và nôn trớ sau bữa ăn cũng như trong giấc ngủ.

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh được hiệu quả nhất:

Để giúp bé giải phóng được lượng khí bị dồn lại trong dạ dầy, mẹ có thể thực hiện vỗ ợ hơi cho con bằng 2 tư thế sau:

1. Bế trẻ trên vai

Vo o hoi cho tre so sinh – Buoc quan trong giup be khong non tro

Tư thế ợ hơi này là cách làm truyền thống, phổ biến của các bậc cha mẹ nuôi con nhỏ. Trước tiên, bế trẻ trên vai để phần đầu tựa vào vai cha mẹ. Một tay mẹ đỡ mông trẻ, tay còn lại nhẹ nhàng vỗ lưng. Mẹ nên làm với cường độ vừa phải để tạo lực đẩy bong bóng khí trong dạ dày trẻ nhanh chóng thoát ra ngoài. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn lên vai phòng trường hợp bé có thể trớ sữa nên người mẹ.

2. Đặt trẻ ngồi thẳng trên đùi cha mẹ

Vo o hoi cho tre so sinh – Buoc quan trong giup be khong non tro

Cho bé ngồi thẳng trên đùi cha hoặc mẹ, một tay ôm vòng quanh ngực, tay còn lại vỗ nhẹ phần lưng trong khoảng 15 giây, tạm dừng 15 giây rồi tiếp tụp khum tay vỗ nhẹ lưng trẻ. Thao tác vỗ ợ hơi sẽ kích thích không khí trong cơ thể trẻ lưu thông nhanh hơn. Cần lưu ý tư thế này chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh đã biết ngồi.

Lưu ý:

  • Khi vỗ ợ hơi cho bé, mẹ cần khum tay vào và vỗ sao cho tạo ra tiếng nghe như “bồm bộp”. Khi khí được đẩy ra ngoài, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé ợ hoặc thậm chí còn một chút cặn sữa trào ra. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
  • Với các bé thường xuyên bị nôn trớ, mẹ có thể thay động tác vỗ bằng cách vuốt dọc theo sống lưng. Sau khi đã vỗ ơ hơi và thấy con dễ chịu, thoải mái rồi, mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn.
  • Với các bé bú bình, mẹ nên vỗ ợ hơi giữa bữa ăn và sau bữa ăn. Thời gian vỗ ợ hơi với trẻ sẽ lâu hơn so với bé bú sữa mẹ.
  •  Dù cho con ăn vào ban ngày hay ban đêm thì mẹ cũng vẫn phải vỗ ợ hơi cho con. Đừng vì thấy đêm khuya, mệt mỏi hay nghĩ rằng con chỉ đầy bụng vào ban ngày mà để con bị đầy hơi sẽ khiến con quấy khóc.

Xử trí thế nào khi bé bị ọc sữa:

Mẹ ngay lập tực đặt bé xuống nằm nghiêng 1 bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng. Làm như thế để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hay vào vòi tai bé, sẽ dễ bị viêm tai giữa. Sau đó mẹ cần nhỏ hay hút và rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.

Vo o hoi cho tre so sinh – Buoc quan trong giup be khong non tro

Sau 30 phút mẹ có thể cho bé ăn lại. Không cho ăn lại ngay lập tức vì bé còn hoảng sợ và dễ bị trớ tiếp.

Khắc phục tình trạng ọc sữa cho trẻ:

Chia nhỏ các cữ ăn, cho ăn và giờ nhất định. Không cho bé ăn quá no.

Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé, bế vác bé trên vai tầm 10 phút hoặc cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng 30 độ.

Khi bú mẹ nên bú tư thế ngồi đối với những trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường. Dùng hai ngón tay kẹp núm vú lại đê làm sữa chảy chậm hơn nếu mẹ nhiều sữa, tránh bé bú quá nhanh nuốt phải nhiều không khí sẽ dễ bị nấc cụt và ọc sữa hơn.

Nên quan sát bé bú bình để chọn loại núm vú phù hợp với bé. Với trẻ sơ sinh, phải mua núm vú có kích thước nhỏ nhất và nên chọn loại núm vú có tốc độ sữa chảy chậm, từ 2 đến 3 giọt trong 1 giây là vừa.

Khi nào chúng ta cần đi gặp bác sĩ:

Ọc sữa rất hay gặp ở trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi, tuy nhiên 60% các bé sẽ giảm triệu chứng khi khi trên 6 tháng tuổi. Đó là lúc các bé bắt đầu ăn dặm chuyển sang chế độ thức ăn đặc hơn và bé đã ngồi được. Có tới 90% các bé sẽ hết triệu chứng khi được 1 tuổi.

Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục thì mẹ cần cho em bé đi khám bác sĩ để xem nguyên nhân có phải do bệnh lý không. Trường hợp còn ít tháng tuổi, nhưng bé sơ sinh ọc sữa quá nhiều làm bé không ăn được, chậm tăng cân, hay viêm đường hô hấp thì mẹ cũng cần cho bé đi khám bác sĩ đẻ kê thuốc điều trị.

Shopee Chat Facebook